Phòng thí nghiệm Viện_Đào_tạo_Quốc_tế_về_Khoa_học_Vật_liệu

Phòng thí nghiệm công nghệ vi cơ điện tử và cảm biến

Phòng thí nghiệm công nghệ vi cơ điện tử và cảm biến (Micro-nano systems and sensors technology Laboratory) là phòng nghiên cứu mạnh về vật liệu điện tử và các linh kiện điện tử ở Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Phòng thí nghiệm gồm 4 nhóm nghiên cứu:

  • Nhóm vi cơ điện tử và vi cơ hệ thống (MEMS), 
  • Nhóm Pin (battery), 
  • Nhóm vật liêu quang điện tử (Photoelectronic materials), 
  • Nhóm cảm biến sinh học (Biosensors). Với đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, phòng thí nghiệm công nghệ vi hệ thống và cảm biến đã xuất bản rất nhiều các công trình khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín (ISI).

Các hướng nghiên cứu chính của phòng Phòng thí nghiệm Công nghệ Vi hệ thống và cảm biến: 

  • Nghiên cứu chế tạo linh kiện vi cảm biến sử dụng công nghệ vi cơ điện tử (MEMS): cảm biến áp suất, cảm biến gia tốc, con quay vi cơ, cảm biến vi cân tinh thể thạch anh (QCM).
  • Nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học dựa trên cấu trúc điện cực răng lược, cấu trúc FET (Field Effect Transistor).
  • Tổng hợp và ứng dụng vật liệu PZT (màng, khối).
  • Nghiên cứu chế tạo các thiết bị sử dụng, tích trữ và chuyển đổi năng lượng tự nhiên thân thiện với môi trường dựa trên cơ sở vật liệu nano chức năng.

Phòng thí nghiệm Nano từ và siêu dẫn nhiệt độ cao

Phòng thí nghiệm Nano từ và siêu dẫn nhiệt độ cao thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực về các vật liệu, linh kiện từ và siêu dẫn.

Trưởng phòng thí nghiệm: PGS. TS. Nguyễn Phúc Dương

Các lĩnh vực nghiên cứu chính:

  • Các tính chất từ của các hợp kim và màng mỏng
  • Spintronics
  • Điện tử học nano
  • Siêu dẫn nhiệt độ cao
  • Động học spin
  • Chế tạo và nghiên cứu các tính chất của các hạt từ ferrite và garnet có cấu trúc nano
  • Từ học môi trường
  • Mô phỏng và ghép nối máy tính

Phòng thí nghiệm tập trung nghiên cứu các tính chất từ, điện hóa và điện tử của các kim loại oxide và các hợp chất có liên quan. Một mặt các đề tài nghiên cứu các vấn đề công nghệ mang tính thời sự để đưa các vật liệu này vào ứng dụng trong công nghiệp điện, điện tử,  tích trữ năng lượng, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe. Mặt khác, các vật liệu có thế mạnh trong quá trình ứng dụng cùng với các tính chất cơ bản của chúng cũng rất được quan tâm.

- Từ học và các vật liệu từ dạng khối, dạng màng mỏng và hạt từ nano.

- Vật lý spin và công nghệ vật liệu và linh kiện spintronics.

- Các hiện tượng và vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao:

Phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển và ứng dụng cảm biến nano

Phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển và ứng dụng cảm biến nano được thành lập theo quyết định số 1219/QĐ-ĐHBK-TCCB ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là một phòng thí nghiệm tiên tiến, có sức mạnh và tiềm lực nghiên cứu ở trình độ cao, tiệm cận chuẩn mực quốc tế.

Phòng thí nghiệm đã công bố được các công trình khoa học có chỉ số ảnh hưởng cao (impact factor) trên các tạp chí quốc tế có uy tín (ISI).

  • Phòng thí nghiệm Nghiên cứu phát triển và ứng dụng cảm biến nano thuộc Viện ITIMS thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu nano và cảm biến nano, ứng dụng trong các lĩnh vực: điều khiển tự động, an ninh quốc gia, quang trắc môi trường, cảnh báo thiên tai, kiểm tra an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, nông nghiệp và công nghiệp v.v..
  • Hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu về Vật liệu và Công nghệ nano trong và ngoài nước trong việc tiến hành các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa các công nghệ thích hợp.
  • Tham gia đào tạo đại học và sau đại học về Vật liệu và linh kiện có cấu trúc nano.

Các hướng nghiên cứu chính của Phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển và ứng dụng cảm biến nano bao gồm:

1. Công nghệ chế tạo Vật liệu mới

  • Vật liệu nano thông minh cấu trúc 0D-3D
  • Vật liệu lai giữa oxide bán dẫn và kim loại quý
  • Vật liệu nano với diện tích bề mặt riêng siêu cao
  • Vật liệu quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường
  • Vật liệu chuyển đổi và tích trữ năng lượng (cho cảm biến không dây)
  • Vật liệu gốm tiên tiến

2. Cảm biến hóa học và công nghệ mạch tích hợp

  • Cảm biến phát hiện các loại khí độc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Cảm biến hóa học phát hiện định lượng và định tính các kim loại nặng, độc hại ô nhiễm môi trường
  • Cảm biến điện hóa và cảm biến quang học
  • Cảm biến theo dõi sức khỏe con người
  • Linh kiện điện tử và Công nghệ mạch tích hợp

3. Vật liệu nano carbon và ứng dụng

  • Vật liêu ống nano carbon (CNTs)
  • Vật liệu Graphene
  • Vật liệu kim cương nano
  • Vật liệu lai (hybrid) giữ oxide kim loại và nano carbon
  • Vật liệu polymer dẫn

4. Vật liệu nano oxide kim loại bán dẫn.

  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano oxide kim loại; oxide bán dẫn ứng dụng cho cảm biến khí, chuyển đổi và tích trữ năng lượng
  • Các linh kiện chuyển tiếp p-n và transistor trường trên cơ sở vật liệu dây nano oxide kim loại bán dẫn và ống nano các bon ứng dung cho cảm biến hóa học và cảm biến sinh học
  • Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano trong ứng dụng cảm biến thông minh không dây tích hợp trong các thiết bị di động
  • Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano trong xúc tác và xử lý ô nhiễm môi trường

5. Mô phỏng lý thuyết vật liệu và linh kiện

  • Mô phỏng lý thuyết để tìm hiểu các tính chất của vật liệu nano cấu trúc thấp chiều
  • Mô phỏng linh kiện nhằm tối ưu hóa các thiết kế cảm biến và linh kiện điện tử từ đó giảm thiểu các công đoạn chế tạo